Bí quyết trị gót chân chai sẫn, nứt nẻ đơn giản mà cực hiệu quả

Nứt gót chân không phải là bệnh nhưng lại vô cùng phổ biến và có thể khiến đôi chân của bạn mất thẩm mỹ rất nhiều. Nếu chẳng may chân bạn bị bẩn và lộ rõ ​​những vết nứt sẽ khiến bạn kém tự tin. Gót chân bị khô, bong tróc, đau rát khi đi lại, đi giày nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến ngoại hình và sức khỏe của đôi chân. Dưới đây là một số cách trị nứt gót chân mà chúng ta nên biết. Aspirin, baking soda hoặc trà hoa cúc có thể làm mềm các vết chai, gót chân khô nứt trong thời gian ngắn.

Aspirin

Nghiền nát khoảng 5 hoặc 6 viên aspirin và trộn với nước cốt chanh và nước. Sau đó đắp hỗn hợp lên vùng gót chân chai, khô nẻ và bọc lại bằng khăn ấm và túi nhựa. Khoảng 10 phút sau, dùng đá bọt cạo vết chai.

Baking soda

Đổ baking soda vào chậu nước và đảo đều cho đến khi hòa tan hoàn toàn rồi bôi vào vết chai sần thường xuyên.

Trà hoa cúc

Lấy túi lọc trà hoa cúc đã sử dụng, ngâm vào chậu nước ấm hoặc sử dụng tinh dầu hoa cúc, nhỏ vào chậu nước dùng ngâm chân mỗi tối giúp da hết khô nẻ.

Trị nứt gót chân bằng trà hoa cúc
Trị nứt gót chân bằng trà hoa cúc

Bột ngô

Dùng bột ngô thoa lên da chân khô ráp, massage nhẹ nhàng liên tục trong 10 phút. Phương pháp này giúp làm dịu vết chai và giảm nhức mỏi ở bàn chân.

Giấm táo

Trộn 3 thìa bột gạo với 1 thìa mật ong và 2 – 3 giọt giấm táo, tạo thành hỗn hợp đặc. Ngâm chân trong nước ấm 10 phút rồi dùng hỗn hợp chà lên chân, massage nhẹ nhàng để lấy đi tế bào da chết, khô sần. Sau 10 phút thì rửa chân với nước mát rồi thoa kem dưỡng ẩm.

Dứa

Dứa có chứa nhiều enzyme giúp làm mềm da và loại bỏ vết chai sần. Đặt một miếng dứa tươi lên vết chai rồi dùng vải bọc cố định lại. Để qua đêm, hôm sau rửa lại với nước mát. Có thể áp dụng cách này mỗi ngày cho đến khi vết chai chân biến mất.

Bánh mì cũ

Tận dụng những miếng bánh mì đã bị hỏng để làm mềm da chân. Ngâm một lát bánh mì trong giấm táo rồi dùng hỗn hợp đắp lên vết chai; bọc lại bằng màng bọc thực phẩm rồi đi tất cotton. Ủ trong vài giờ rồi tháo bỏ và rửa lại với nước sạch.

Gel lô hội

Trị gót chân chai sẫn, nứt nẻ bằng nha đam
Trị gót chân chai sẫn, nứt nẻ bằng nha đam

Lô hội có chứa vitamin A, C, E. Các chất này có tác dụng chống oxy hóa. Không chỉ vậy, lô hội còn chứa một số thành phần chống viêm; khử trùng, giảm đau và chữa lành vết thương. Thoa gel lô hội lên vùng da bị chai sần, ủ qua đêm, sáng hôm sau rửa lại bằng nước sạch.

Với khả năng sát khuẩn, kháng viêm cao; nha đam có thể giúp bạn giảm đau nhức và phục hồi vết nứt khá hiệu quả. Bạn chỉ cần ngâm chân trong nước muối ấm trong 5 phút, lau khô. Nha đam bạn bóc vỏ để lấy phần gel trắng bên trong. Có thể cắt lát phần gel để thoa lên vùng da bị nứt cần điều trị (áp dụng 1 – 2 lần/ngày).

Vitamin A và E

Lấy dầu của hai viên nang vitamin A và E, thoa lên vết chai chân, để qua đêm. Có thể áp dụng cách này mỗi tối cho đến khi da chân mềm mại.

Kem làm mềm da

Các loại kem làm mềm da có thành phần sáp dầu khoáng cũng giúp làm mềm vết chai; gót chân khô nẻ. Thoa kem lên chân rồi đi tất cotton, ủ qua đêm. Có thể áp dụng cách này mỗi tối cho đến khi da chân mềm mại.

Dầu mè

Khi sử dụng dầu mè để trị nứt gót chân, điều này đồng nghĩa bạn đang thực hiện hai việc song song: tẩy da chết và dưỡng ẩm cho gót chân của bạn. Các hoạt chất trong dầu mè được đánh giá là cực tốt cho những phần da bị khô và chai sạn trên cơ thể. Vì thế, để gót chân được đẹp, bạn hãy thoa một lớp mỏng dầu mè lên gót chân rồi mát xa nhẹ nhàng chừng 10 phút mỗi tối trước khi đi ngủ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *